Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. chúng ta Chính vì thế, khi bạn bị mất ngủ trong thời gian dài chính là phản ánh rõ rệt nhất tình trạng sức khỏe đang ở mức nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân mất ngủ là do đâu? Hay mất ngủ có phải là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nào hay không? Lời giải chi tiết nhất sẽ có trong bài viết dưới đây.
Những nguyên nhân gây mất ngủ
Có khá nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, một số thủ phạm mà ta có thể kể đến như:
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ
- Áp lực cuộc sống, tiền bạc, công việc, gia đình,… khiến cho tâm trí hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, những sự kiện quan trọng như chấn thương, chết chóc, tai nạn,.. của chính mình hoặc người thân cũng là nguyên nhân mất ngủ về đêm.
- Nguyên nhân bệnh mất ngủ cũng có thể đến từ những thói quen xấu như ngủ không đều, không đúng giờ, không ngủ trưa, kích thích hoạt động trước khi ngủ, đồ ngủ không thoải mái,….
- Ăn quá nhiều trong bữa tối cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Chính vì thế trước khi đi ngủ, bạn chỉ nên ăn nhẹ vì việc nạp nhiều thức ăn sẽ khiến cơ thể khó chịu khi nằm. Đối với những bạn mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến dòng axit và thức ăn đi vào thực quản sau khi ăn làm cho cơ thể tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.
- Nguyên nhân gây ra mất ngủ có thể đến từ lịch trình du lịch hoặc làm việc bị xáo trộn đột ngột. Khi nhịp sinh học bị thay đổi bất chợt sẽ khiến chúng ta trở nên khó ngủ.
Còn một số nguyên nhân bị mất ngủ khác như rối loạn sức khỏe tâm thần, sử dụng nhiều loại thuốc có tác động đến giấc ngủ như trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,… và một số bệnh lý khác liên quan đến chứng mất ngủ như đau mãn tính, ung thư, đái tháo đường,..
Những người có nguy cơ bị mất ngủ
Vậy ai là người có nguy cơ bị mất ngủ? Sau đây là các đối tượng dễ gặp tình trạng mất ngủ nhất:
- Nữ giới: Sự thay đổi tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh cũng là nguyên nhân của bệnh mất ngủ. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Nữ giới là nhóm đối tượng có khả năng bị mất ngủ
- Người trên 60 tuổi: Sự thay đổi về giấc ngủ và sức khỏe khiến bệnh tăng dần theo độ tuổi.
- Người thường xuyên phải thay đổi lịch trình làm việc cũng như tính chất công việc
- Người thường xuyên căng thẳng, áp lực
- Người bị rối loạn sức khỏe thể chất và tinh thần
Mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Nếu như không phải bạn không thuộc các nguyên nhân gây mất ngủ và thường xuyên bị mất ngủ trong thời gian dài thì đây rất có thể là mất ngủ mãn tính. Điều này sẽ khiến người bệnh gặp một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như:
- Bệnh dị ứng: Do trong không khí có chất gây dị ứng làm viêm đường mũi, từ đó kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi.
- Bệnh viêm khớp: Thiếu ngủ sẽ làm tăng triệu chứng viêm khớp, gây nên những cơn đau khó chịu.
- Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và các vấn đề liên quan tim phổi cũng là nguyên nhân gây nên mất ngủ.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến người bệnh bồn chồn, cản trở khả năng thư giãn khi vào giấc ngủ.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Thường nằm ở người từ 45 – 64 tuổi. Khi nằm xuống họ sẽ bị ợ nóng, ho và nghẹt thở. Điều này cũng khiến người bệnh không thể chìm vào giấc ngủ.
- Thay đổi nội tiết tố: Thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh 50 tuổi
- Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,… Còn có những bệnh khác như ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du,… cũng là những nguyên nhân gây mất ngủ.
Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ
Sau khi xác định được mất ngủ nguyên nhân do đâu thì bạn có thể kết hợp thêm các cách điều trị từ bác sĩ để chấm dứt tình trạng này. Trong quá trình điều trị bệnh mất ngủ, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Các nguyên tắc quan trọng khi điều trị chứng mất ngủ
- Người bệnh cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây nên tình trạng mất ngủ, điển hình như bỏ thói quen uống nhiều cà phê hay ăn quá nhiều vào buổi tối,…
- Chuẩn bị tâm trạng thoải mái nhất trước khi lên giường ngủ.
- Sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin để điều trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, bạn cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.
- Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý như tạm thời gác lại nỗi lo âu về công việc, những suy nghĩ, lo lắng. Nếu như bạn vẫn không thể ngủ được sau 10 – 15 phút thì có thể thực hiện thêm các động tác nhẹ nhàng, thư giãn như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ,…để dễ đi vào giấc ngủ.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mất ngủ
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thêm các thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị mất ngủ. Một trong những thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng hiện nay được nhiều khách hàng tin dùng chính là Nhất Dược. Đơn vị sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
Thực phẩm chức năng Nhất Dược được khách hàng tin dùng
- Thực phẩm chức năng của thương hiệu Nhất Dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần minh bạch và đã được kiểm định chất lượng.
- Đa dạng các dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.
- Giá thành phải chăng, cạnh tranh nhất trên thị trường nên bất kì ai cũng có thể trải nghiệm qua.
- Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, hỗ trợ và tư vấn khách hàng chọn được dòng thực phẩm chức năng phù hợp nhất với tình trạng của mình.
- Chính sách bảo hành chu đáo đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Qua các chia sẻ vừa rồi, hy vọng bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi nguyên nhân mất ngủ là do đâu. Nếu như bạn đọc có quan tâm đến dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mất ngủ từ Nhất Dược có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị để được tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm cùng các chính sách mua hàng tại Nhất Dược.