Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng nhanh chóng

Sức đề kháng cơ thể đóng vai trò là ‘tấm áo giáp’ ngăn ngừa mọi tác nhân lạ gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Để có giải pháp tăng sức đề kháng tốt nhất, cần xác định những nguyên nhân chủ có tác động đến việc suy giảm sức đề kháng. 

Vai trò sức đề kháng với sức khỏe

Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là một mạng lưới rộng lớn các tế bào bạch cầu, thông qua lưu thông máu sẽ di chuyển và bao phủ mọi tế bào, mô và các cơ quan trong cơ thể. Các tế bào bạch cầu này sẽ như một người bảo vệ, rà soát mọi ngóc ngách trong cơ thể để phát hiện và phá hủy các tác nhân lạ có nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Hệ miễn dịch có thể được chia thành 3 loại:

  • Hệ miễn dịch bẩm sinh: Đúng như tên gọi, hệ miễn dịch của con người đã được hình thành từ trong bụng mẹ. Khi trẻ được sinh ra, trẻ sơ sinh đã có sẵn một tuyến phòng thủ để chống lại các bệnh.
  • Hệ miễn dịch thích nghi: Loại hệ miễn dịch này có khả năng tự sản sinh và tự diệt. Khi cơ thể gặp phải các mầm bệnh hoặc vacxin chưa từng gặp, cơ thể buộc phải tự sản sinh ra các kháng thể để chống lại mầm bệnh hoặc thích nghi với vacxin.
  • Hệ miễn dịch thụ động: Loại miễn dịch không có sẵn trong cơ thể và sẽ được truyền vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau, như mẹ truyền qua con thông qua nhau thai, sữa mẹ, thực phẩm. Tiêm Vacxin cũng là một cách tăng sức đề kháng cho cơ thể cho cơ thể một cách thụ động.

Do đó mà sức đề kháng sẽ khác nhau ở mỗi người do yếu tố bẩm sinh hoặc do các mũi tiêm phòng vacxin. Nếu may mắn sở hữu một hệ đề kháng khỏe mạnh, con người sẽ ít ốm và bệnh hơn.

Những ảnh hưởng khách quan làm suy giảm sức đề kháng

Bên cạnh sức đề kháng bẩm sinh, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện hệ miễn dịch thích ứng và thụ động bằng các cách tăng sức đề kháng. Đồng nghĩa với việc sức đề kháng cũng có thể ảnh hưởng, suy yếu hoặc cải thiện qua những yếu tố khách quan:

  • Ô nhiễm môi trường: Bụi mịn, hóa chất, khói xe,… là các tác nhân nguy hiểm và có khả năng cao xâm nhập vào đường hô hấp, ngăn chặn sự phát triển của lympho B-tế bào quan trọng của hệ miễn dịch phát triển, gây nên các bệnh viêm đường hô hấp
  • Stress: Tình trạng căng thẳng kéo dài là lý do gây suy giảm và mất cân bằng hormone quan trọng như testosterone và estrogen, dẫn tới sự xuống cấp của hệ miễn dịch.
  • Thiếu cân bằng dinh dưỡng: Thực phẩm là một thành phần cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc tăng cường và bổ sung miễn dịch trong cơ thể. Chế độ ăn không lành mạnh và không cố định sẽ mang đến nhiều tác dụng tiêu cực với sức đề kháng.

Cách tăng sức đề kháng cho cơ thể mà ai cũng nên biết

Đừng để khi sức đề kháng suy yếu, mắc bệnh mới quan tâm đến những cách tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hãy chăm chỉ và đều đặn thực hiện các cách tăng sức đề kháng đơn giản sau để có cơ thể luôn được khỏe mạnh nhé.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục luôn là một cách tăng sức đề kháng cơ thể hiệu quả. Bởi khi vận động, tuần hoàn máu cơ thể tốt hơn tạo điều kiện các tế bào bạch cầu di chuyển khắp hang cùng ngõ hẻm của cơ thể, tiêu diệt những virus gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc tập luyện giúp con người giải phóng những năng lượng tiêu cực, gây căng thẳng, giúp chúng ta ăn ngon hơn và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất, bồi bổ và tăng sức đề kháng tốt nhất.

Nạp vitamin cho cơ thể

Mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ, các vitamin và khoáng chất lại là thành phần quan trọng để cơ thể khỏe mạnh và trao đổi chất tốt nhất. Điển hình, vitamin A bảo vệ sự trọn vẹn của niêm mạc hô hấp, đường tiêu hóa, giúp bài tiết các tuyến hoạt động tốt và ngăn cản sự xâm nhập của virus. Vitamin rất dồi dào trong thực phẩm mà bạn có thể bổ sung hàng ngày.

Uống đủ nước mỗi ngày

Trong những cách bổ sung sức đề kháng, đừng quên bổ sung nước. Uống nhiều nước không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng sức đề kháng, tuy nhiên uống đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chức năng tim, thận. Cơ thể cũng rất dễ làm suy nhược cơ thể.

Duy trình thời gian biểu lành mạnh

Ăn, ngủ và làm việc điều độ khiến cơ thể luôn được khỏe mạnh. Theo một số nghiên cứu, người ngủ dưới 6 tiếng một ngày có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, đột quỵ cao hơn so với người ngủ đủ. Một chế độ sinh hoạt tốt sẽ xây dựng sức đề kháng ổn định.

Bổ sung thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh củng cố dinh dưỡng bằng thực phẩm, các tăng sức đề kháng nhờ những dưỡng chất trong thực phẩm chức năng cũng mang lại hiệu quả rất lớn. Các thực phẩm chức năng với các thành phần lành tính sẽ giúp cơ thể con người xây dựng sức đề kháng một cách từ từ nhưng vững chắc, giúp cơ thể luôn thoải mái, giảm các triệu chứng khi mắc bệnh và nhanh hồi phục hơn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho người lớn và trẻ nhỏ, hãy ghé qua website của Nhất Dược – đơn vị cung cấp dược phẩm, thực phẩm chức năng với nhiều năm kinh nghiệm và luôn đặt sức khỏe của khách hàng là kim chỉ nam phát triển.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vai trò của sức đề kháng trong cơ thể và các cách tăng sức đề kháng hiệu quả. Chúc bạn cùng gia đình luôn có hệ thống đề kháng khỏe mạnh, ngăn chặn mọi bệnh tật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *